Những cách tập cho bé 3 tuổi ngủ riêng chỉ với 5 bước đơn giản
Đa số trẻ em khi mới bắt đầu ngủ phòng riêng thường lo lắng, sợ hãi, khóc lóc và chỉ muốn ngủ cùng bố mẹ; điều này là bình thường và rất phổ biến. Nếu bạn đang rơi vào tình huống khó khăn này thì hãy thử tham khảo cách tập cho bé 3 tuổi ngủ riêng dưới đây, đảm bảo vô cùng hiệu quả.
Bước 1 : Chuẩn bị.
Trước khi cho trẻ vào phòng riêng, bạn hãy dành một thời gian để giải thích với trẻ rằng việc ngủ riêng là điều bình thường của sự lớn lên và bất kì ai cũng vậy.
Với trẻ 3 tuổi, trẻ có thể chưa hiểu hết lời bạn nói vì vậy hãy nói ngắn gọn nhưng rõ ràng, đầy đủ. Bất kì ai cũng cần nên được chuẩn bị về mặt tâm lý trước khi sẵn sàng cho một hoạt động nào đó.
Cố gắng nhận biết các lý do mà trẻ sợ hãi, lo lắng khi phải ngủ một mình và xóa tan nó bằng nhiều cách (lời nói, hành động).
Bố mẹ cũng nên chuẩn bị sẵn tâm lý rằng trẻ mất vài tuần thậm chí cả tháng mới chịu đi ngủ một mình và ngủ ngon giấc. Đồng thời có những cách ứng phó với những hành vi xấu có thể xuất hiện ở trẻ.
Bước 2 : Tạo một phòng ngủ an toàn.
Tạo một phòng ngủ thoải mái, an toàn là điều cần thiết và cơ bản nhất để giúp trẻ em đi ngủ một mình.
Một phòng ngủ đẹp, dễ thương và thú vị, trang trí phù hợp với con mình là tốt nhất. Đây cách tập cho bé 3 tuổi ngủ riêng gián tiếp nhưng hiệu quả.
Trong quá trình trang trí phòng ngủ, hãy hỏi trẻ thích gì, thích làm thế nào và nhận sự hỗ trợ giúp đỡ từ trẻ trong quá trình trang trí phòng.
Một đứa trẻ 3 tuổi sẽ không giúp ích nhiều nhưng mục đích chính là để bé cảm thấy hứng thú với căn phòng mới, giảm sự lo lắng và bé nhận được một chút quyền lực, một sự kiểm soát với phòng của mình.
Tranh ảnh, thú bông, đồ chơi, đèn ngủ, chậu hoa, chuông gió,…là những vật dụng hữu ích.
Bước 3 : Thiết lập thói quen đi ngủ.
Ban đầu trẻ sẽ chưa ngủ được ngay với giường mới, phòng mới và không có bố mẹ ở bên nên bạn hãy nằm cùng trẻ 1-2 ngày trong phòng mới trước khi cho trẻ ngủ hoàn toàn một mình,
Trước khi đi ngủ, hãy đọc cho trẻ nghe một câu chuyện hoặc hát cho bé nghe một bài hát. Sau đó đợi đến khi bé ngủ thiếp đi thì bạn rời khỏi phòng của bé.
Dần dần khi bé đã quen với ngủ phòng mới, bạn chỉ cần phải trò chuyện với trẻ một lúc và chúc ngủ ngon sau đó rời khỏi phòng.
Đừng quên quy định giờ đi ngủ nhất định với trẻ, thông thường là 9h-10h tối.
Nếu trẻ lẻn vào phòng của bạn nửa đêm thì hãy đợi đến khi bé ngủ rồi bế bé quay trở lại phòng của bé. Tránh mắng mỏ, la hét hoặc cằn nhằn.
Thỉnh thoảng, bạn hãy kiểm tra xem bé đã đi ngủ thực sự chưa và cửa phòng đã đóng chưa. Cố gắng không gây tiếng ồn.
Bước 4 : Giúp đỡ trẻ đối mặt với nỗi sợ.
Chắc chắn rằng không thể lập tức trẻ tự đi ngủ một mình và ngủ ngon ngay được. Trẻ sẽ sợ hãi, lo lắng và khóc lóc rất nhiều.
Vì vậy trước tiên phải kiểm tra xem bé đang phải đối mặt với nỗi sợ hãi gì, nỗi lo lắng gì, trẻ có bị làm phiền bởi âm thanh nào không, chăn gối có đủ ấm không,…
Dưới đây là một vài mẹo, một vài cách tập cho bé 3 tuổi ngủ riêng ngon lành và không còn sợ hãi nữa :
Đưa cho trẻ một con thú nhồi bông để bé ôm trong lúc ngủ.
Dùng một chiếc đèn ngủ bên đầu giường.
Tặng bé một bình xịt hoặc một chiếc đao chống lại “quái vật” trong bóng tối.
Dựng một chiếc lều nhỏ trong phòng, để trẻ ngủ ở đây, sau khi quen dần thì lên giường ngủ.
Nếu trẻ đang ngủ mà thức dậy, đòi bố mẹ thì có thể bạn nằm cạnh nói với bé là hãy nhắm mắt lại, nghĩ về mong đợi của mình vào sinh nhật sắp tới hoặc ở trường, khi đó trẻ sẽ dần thiếp đi.
Bước 5 : Khen ngợi.
Một đứa trẻ đối mặt được với khó khăn, nỗi sợ hãi xứng đáng nhận được lời khen hoặc phần thưởng nào đó.
Hãy thử tạo một bảng áp phích với các ngày trong tuần. Nếu một đêm trẻ ngủ ngon và tự đi ngủ một mình thì hãy dán một giấy khen, một ông sao vàng lên.
Nếu trẻ luôn có những cơn ác mộng, hãy thể hiện sự thông cảm và quay trở lại bước 4, tiếp tục giúp trẻ đối mặt với nó.
Đây không chỉ là cách tập cho bé 3 tuổi ngủ riêng mà còn là cách dạy cho trẻ biết tự lập hơn, mạnh mẽ hơn.
Leave a Reply