Trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sốt : Các nguyên nhân và chăm sóc
Tiêm phòng hay còn được gọi là tiêm vắc xin, chủng ngừa là việc truyền kháng nguyên vào cơ thể để kích thích hệ miễn dịch tạo thêm nhiều kháng thể, giúp cơ thể miễn dịch với bệnh tật.
Thực tế, kháng nguyên chính là lượng nhỏ virus hoặc vi khuẩn bị suy yếu hoặc loại bỏ độc tố.
Chúng không đủ mạnh để gây hại cho cơ thể, nhưng có thể gây một số tác dụng phụ nhẹ, một trong số đó là sốt.
Khi có vi khuẩn, virus “lạ” vào cơ thể, thân nhiệt sẽ tự động tăng lên nhằm giết chết chúng, kết quả là sốt. Đây là một cơ chế tự bảo vệ của cơ thể, thường không có gì đáng phải lo lắng.
Có những trẻ sơ sinh sau khi tiêm vắc xin bị sốt, có những trẻ lại không; tùy thuộc vào thể chất của mỗi em bé và loại vắc xin được tiêm.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sốt
Trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sốt là rất phổ biến, thường là nhẹ và không cần phải điều trị y tế. Sau khoảng 2-3 ngày là bé sẽ hoàn toàn bình thường trở lại.
Để giúp con cảm thấy thoải mái hơn và nhanh hết sốt, bố mẹ nên :
Để em bé nghỉ ngơi và ngủ nhiều trong một căn phòng thoáng mát.
Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoải mái; có thể đắp thêm cho trẻ một chiếc chăn mỏng.
Sốt sẽ làm tăng nguy cơ mất nước, do đó nên cho trẻ bú nhiều sữa hơn. Nếu trẻ trên 6 tháng tuổi thì nên cho trẻ uống thêm nước hoặc nước trái cây pha loãng.
Nếu trẻ ăn dặm tốt thì cho trẻ ăn cháo gà hoặc súp gà. Tránh thức ăn nhiều gia vị; khó tiêu.
Tuyệt đối không cho trẻ tắm nước lạnh, điều này càng khiến trẻ sốt cao hơn.
Với những cơn sốt nhẹ, không nên dùng thuốc hạ sốt. Riêng với trẻ sơ sinh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho con uống thuốc.
Thuốc paracetamol hoặc ibuprofen sẽ giúp em bé giảm sốt nhanh; chỉ dùng khi trẻ sốt cao và nên tuân theo đúng hướng dẫn sử dụng.
Không cho trẻ sơ sinh uống aspirin vì nó làm tăng nguy cơ bị hội chứng Reye – một tình trạng nghiêm trọng và nguy hiểm đến tính mạng.
Xem thêm : 7 mẹo hạ sốt cho trẻ bằng phương pháp dân gian rất hiệu quả.
Khi nào thì gọi bác sĩ?
Nếu thấy trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sốt kèm theo những biểu hiện sau đây thì bạn nên gọi điện cho bác sĩ hoặc đưa em bé đi khám càng sớm càng tốt :
Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt.
Trẻ bị sốt trên 38,5 độ C ở trực tràng.
Sốt kéo dài hơn 2 ngày.
Ngủ không thể đánh thức.
Cứng cổ.
Sưng cổ họng.
Khó thở.
Đau tai, đau bụng.
Khó ăn, uống.
Nôn, buồn nôn.
Tiêu chảy.
Phát ban.
Co giật.
Tóm lại, trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sốt là rất phổ biến, thường chỉ là sốt nhẹ và sẽ dần tự khỏi. Điều quan trọng là giúp em bé cảm thấy thoải mái hơn và biết khi nào là nghiêm trọng, cần phải gọi bác sĩ sau khi tiêm vắc xin cho bé.
Leave a Reply