Hen phế quản ở trẻ em : Các triệu chứng nhận biết và cách điều trị

Hen ở trẻ em (còn được gọi là bệnh hen suyễn) đang có xu hướng ngày một gia tăng. Vậy làm sao để biết con mình có bị hen hay không và cách chữa bệnh này như thế nào? Hãy tham khảo bài viết sau đây.

1. Các triệu chứng ở trẻ em.

Mỗi trẻ em sẽ có các triệu chứng bệnh không giống nhau. Mỗi đứa trẻ vào độ tuổi và thời điểm khác nhau thì các triệu chứng cũng sẽ khác nhau. Dưới đây là những biểu hiện thường gặp :

Ho (xảy ra nhiều khi vui chơi, ngủ ban đêm hoặc hít phải chất gì đó).
Ít năng lượng khi vui chơi, dễ mệt mỏi.
Thở nhanh, khó thở.
Thở khò khè (ở trẻ sơ sinh và mới biết đi).
Tức ngực.
Cổ và cơ ngực căng.
Các xét nghiệm hen suyễn có thể không chính xác cho đến khi trẻ được 5 tuổi do dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về đường hô hấp khác.

Các triệu chứng có thể giảm bớt hoặc biến mất sau khi trẻ lớn lên và nếu được quản lý kiểm soát hiệu quả.

Bệnh hen phế quản khác với bệnh viêm phế quản, bệnh hen có tính chất bẩm sinh di truyền còn bệnh viêm phế quản là do nhiễm trùng hoặc dị ứng.

2. Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị hen phế quản.

Hen phế quản là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh mãn tính khác ở trẻ em. Những yếu tố dưới đây sẽ làm tăng tình trạng bệnh, nói cách khác là phát triển bệnh :

Tiền sử gia đình bị hen suyễn hoặc dị ứng.
Nhiễm trùng hô hấp thường xuyên.
Eczema.
Trọng lượng sơ sinh thấp, sinh non.
Tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá.
Sống trong gia đình có thu nhập thấp.
Các cơn hen phế quản có thể xảy ra bất kì thời điểm nào, nó có thể xuất hiện khi trẻ tiếp xúc với chất dị ứng, căng thẳng, không khí lạnh hoặc chơi thể thao,…

Không ai biết lý do chính xác tại sao bệnh hen suyễn đang ngày một gia tăng. Dưới đây là một vài ý kiến :

Do trẻ em dành quá nhiều thời gian trong nhà.
Do ô nhiễm môi trường gia tăng.
Do lạm dụng thuốc.

3. em.

Bệnh hen phế quản là không thể chữa được nhưng nó có thể kiểm soát được. Đường hô hấp của trẻ em rất nhạy cảm do đó dễ lên cơn hen. Nhiều trẻ bị hen phế quản sau khi lớn lên gần như các triệu chứng biến mất hoặc hiếm khi xảy ra.

Đa phần là vẫn có các cơn hen xuất hiện nhưng triệu chứng ít nghiêm trọng hơn so với lúc nhỏ (50%). Số còn lại phát triển thành bệnh hen suyễn người lớn (bệnh này khác với hen suyễn trẻ em).

Mục tiêu trong việc điều trị hen phế quản ở trẻ em đó là :

Sống một cuộc sống bình thường, tích cực.
Ngăn ngừa các triệu chứng mãn tính (chẳng hạn như ho, sổ mũi,…)
Tránh được các cơn hen vào ban đêm.
Tham gia các hoạt động như chơi thể thao, học hành mà không gặp khó khăn.
Sử dụng thuốc tốt, có ít hoặc không có tác dụng phụ.
Ít khi phải cấp cứu, phải đi khám bác sĩ.
Cơ sở để giúp trẻ tự kiểm soát bệnh hen phế quản của mình đó là :

Tránh xa các yếu tố kích thích cơn hen (chẳng hạn như khói thuốc lá,…)
Dùng thuốc.
Thông thường, loại thuốc phổ biến nhất được dùng để chữa hen phế quản là loại thuốc Steroid dạng xịt. Để trẻ dễ dàng hít vào mỗi khi lên cơn hen, nó sẽ giúp trẻ dễ dàng thở được hơn.

Tùy theo độ tuổi và tình trạng mỗi trẻ, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc khác nhau và liều lượng khác nhau để hỗ trợ điều trị hen phế quản.

Trẻ bị hen suyễn không cần phải kiêng ăn gì, miễn là thức ăn đó không gây dị ứng gì hoặc gây hại cho trẻ là được.

Thật không may là không có cách nào dự đoán được các cơn hen sẽ có triệu chứng thế nào khi trẻ lớn lên. Nhưng nếu có kế hoạch kiểm soát bệnh hiệu quả ngay từ nhỏ thì khi lớn lên, bệnh sẽ thuyên giảm và trẻ có thể sinh hoạt như người bình thường.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *