Khi nào cần nên cho trẻ học chữ và làm sao để dạy trẻ hiệu quả?

Khi nào nên cho trẻ là tốt nhất? Cách dạy bé cái hiệu quả nhất là gì? Đây là một trong những thắc mắc của nhiều ông bố bà mẹ khi có con đang học mẫu giáo. Để tìm ra câu trả lời, bạn nên tham khảo bài viết dưới đây.

1. Các cột mốc phát triển về học ngôn ngữ ở trẻ.

Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi.

Bắt chước âm thanh nghe được (nói các từ đơn giản).
Trả lời khi có người hỏi chuyện.
Thích thú nhìn vào các hình ảnh và phản ứng khác nhau với mỗi loại hình ảnh.
Chủ động bắt chước lật các trang sách.
Trẻ từ 1-3 tuổi.

Nhìn, nhớ và đọc được các chữ cái, các từ, các câu.
Đặt tên và xác định tên với các hình ảnh quen thuộc.
Biết trả lời các câu hỏi liên quan đến các đối tượng quen thuộc. Ví dụ như : mẹ hỏi “mèo kêu thế nào?” bé sẽ trả lời “meo meo”.
Giả vờ đọc sách.
Biết các câu thoại quen thuộc trong câu chuyện hoặc cuốn sách được nghe kể.
Biết tên sách và tìm kiếm sách theo miêu tả.
Có những cuốn sách yêu thích.
Trẻ 3 tuổi.

Đọc thuộc lòng bảng chữ cái.
Biết hát bài hát về bảng chữ cái.
Kể lại câu chuyện ngắn và quen thuộc.
Bắt chước các hành động có trong câu chuyện.
Chủ động và tự lấy sách ra đọc.
Trẻ 4 tuổi.

Tập viết được một số chữ cái.
Đặt tên cho các từ, các chữ đã viết khi không nhớ.
Biết đọc và viết tên của bản thân.
Tạo ra những âm thanh hoặc những câu từ “ngớ ngẩn” và “lộn xộn”.
Biết kể lại câu chuyện đã được nghe kể cho người khác.
Nhận ra và đọc các nhãn hiệu, các sản phẩm, banner,…
Trẻ 5 tuổi.

Nhận ra những từ cùng vần và đồng âm với nhau.
Biết viết rõ và chính xác các từ, các số.
Nói những câu ngắn gồm vài từ cùng lúc.
Dự đoán được cái kết của các câu chuyện kể.
Biết kể lại các sự việc trong đời sống thực, biết xác định những ý chính và sắp xếp chúng lại : ai, cái gì, ở đâu, khi nào, tại sao, như thế nào.
Lưu ý, mọi đứa trẻ đều khác biệt do vậy sự phát triển ngôn ngữ cũng sẽ khác nhau. Trên đây chỉ là những cột mốc cơ bản nhất. Trẻ học ngôn ngữ tốt hay không tốt phụ thuộc vào 4 yếu tố chính : di truyền, môi trường, giáo dục và hoạt động cá nhân.

2. Khi nào nên cho trẻ học chữ?

Thời điểm nào là tốt nhất dạy trẻ học chữ? Như nào là sớm, như nào là muộn? đó là một vấn đề làm đau đầu hầu hết bậc cha mẹ.

Dựa vào các cột mốc phát triển ngôn ngữ ở trên, bạn có thể thấy rằng, trẻ có thể nhận ra các mặt chữ từ khi được 2 và 3 tuổi. Hầu hết các bé đều đã xác định và phân biệt rõ khi lên 4, 5 tuổi.

Như vậy, có nghĩa bố mẹ có thể dạy cho trẻ làm quen với các chữ cái từ khi trẻ được 2 tuổi. Tuy nhiên, việc dạy chữ cho trẻ nhỏ khác hoàn toàn với trẻ lớn.

Đó là dạy học trực quan là chủ yếu. Ngoài ra, bạn cũng không nên cố gắng kiểm soát mọi thứ, ở độ tuổi này, trẻ vui chơi là chủ yếu, qua hoạt động chơi, trẻ sẽ học được vô số thứ, chứ không chỉ học chữ.

Trước khi trẻ được 4 tuổi, không cần tập trung vào việc viết, mà chỉ nên chú trọng việc nói, đọc và ghi nhớ các mặt chữ mà thôi.

Chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh việc học chữ sớm từ bé sẽ giúp kỹ năng đọc – nói tốt hơn khi trưởng thành. Tuy nhiên, việc học chữ sớm sẽ giúp trẻ dễ dàng học tập hơn khi học tại trường.

Sai lầm của nhiều bố mẹ không phải là cho con học chữ sớm mà là cố gắng dạy cho con học quá nhiều cùng lúc và không nhận biết được chính xác khả năng ngôn ngữ của trẻ.

Do vậy, lời khuyên tốt nhất cho các bậc phụ huynh đó là : không kỳ vọng quá nhiều, không dạy quá nhiều cùng lúc và đừng quá lo lắng khi trẻ chưa đạt được mục tiêu đã đề ra.

3. Các cách dạy trẻ học chữ cái từ nhỏ.

Dạy trẻ học chữ là cả một quá trình, đòi hỏi phải lên kế hoạch rõ ràng và cẩn thận. Nó phụ thuộc vào độ tuổi, khả năng học, tính cách của trẻ cũng như điều kiện mỗi gia đình.

Dưới đây, mình sẽ chia sẻ một vài cách đơn giản và phổ biến nhất khi dạy trẻ học chữ cái, các từ và các số :

Đọc sách cho trẻ.

Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ hoặc những thời gian rảnh rỗi khác trong ngày, bạn hãy đọc sách truyện cho trẻ.

Nên chọn truyện có nội dung ngắn, là truyện tranh với dòng chữ ngắn, đơn giản.

Ngoài ra cũng nên có những cuốn sách khác, chẳng hạn như : sách về bảng chữ cái, sách về các đồ vật, sách về các loài động thực vật,….

Viết các từ, các chữ cái lên các đồ vật trong nhà.

Việc dán các từ, các chữ cái lên các đồ vật hoặc vị trí trong nhà sẽ giúp trẻ nhớ được lâu hơn. Chẳng hạn như : ghi tên số phòng, tên chủ phòng.

Chơi trò chơi.

Cho trẻ tìm những đồ chơi được dán chữ cái, chơi trò Bingo hoặc Domino cũng khá hữu ích. Luật chơi tùy thuộc vào sự sáng tạo của bạn.

Đếm đồ vật.

Khi đi cầu thang hoặc khi chơi các các đồ vật có số lượng lớn tương đồng (hình khối, quả bóng nhỏ, miếng xếp hình,….) bạn có thể cho trẻ tập đếm từ 1 đến 10.

Hỏi-đáp.

Mỗi khi trẻ có cơ hội được khám phá thế giới bên ngoài nhà, hãy kích thích sự tò mò và khả năng tư duy của trẻ. Ví dụ như: hỏi trẻ đó là cái gì, gợi ý trẻ và đừng quên hỏi lại.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *