Dạy trẻ 4 tuổi học gì và cách để dạy cho trẻ như thế nào?
Dạy trẻ 4 tuổi học gì? Dạy trẻ 4 tuổi như thế nào? Là những thắc mắc phổ biến của nhiều cha mẹ phụ huynh khi có con lên 4 tuổi. Để trả lời cho các câu hỏi này, bài viết sau sẽ cung cấp một thông tin cơ bản về cột mốc phát triển ở trẻ 4 tuổi và nội dung giáo dục tương ứng, bạn có thể tham khảo.
Trước khi dạy bất kì điều gì cho trẻ, bạn cần biết ở độ tuổi lên 4, trẻ phát triển như thế nào, trẻ đã học và có thể học được những gì? Khi trẻ lên 4 tuổi, đa số các bé sẽ đạt được các kĩ năng sau đây.
1. Sự phát triển vận động.
a. Vận động thô.
Khả năng di chuyển dễ dàng và nhuần nhuyễn.
Biết cuộn người lại, nhào lộn trên mặt đất.
Biết mặc quần áo với sự hỗ trợ.
Ném và tung lên quả bóng.
Nhảy, leo cầu thang dễ dàng.
Đạp xe 3-4 bánh.
b. Vận động tinh.
Sao chép và vẽ các hình cơ bản (mặc dù chưa đẹp).
Viết được một số chữ cái và số.
Biết sử dụng kéo và giấy dán có mục đích.
Xây được tháp cao với các khối.
Biết luồn chuỗi hạt thành dây chuyền.
Biết nặn đất sét, mặc dù hình thù chưa đẹp.
2. Sự phát triển nhận thức.
Biết được sự khác biệt giữa thế giới thực và giả vờ.
Nhận biết và hiểu những hình ảnh, biểu tượng, biểu ngữ quen thuộc.
Bắt đầu suy nghĩ đến hậu quả và các bước hợp lý khi làm một việc gì đó.
Biết sắp xếp mọi thứ vào đúng trật tự : từ bé đến lớn, từ thấp đến cao.
Gắn bó với một hoạt động trong vòng 10-15 phút.
3. Sự phát triển ngôn ngữ.
Vốn từ vựng tăng lên đáng kể, khoảng 1000 từ, tuy nhiên số từ mà trẻ nói ra lại ít.
Biết nói các câu dài và phức tạp hơn.
Kết hợp cùng lúc nhiều suy nghĩ, chẳng hạn như bé hỏi : ai, cái gì, ở đâu, khi nào,…
Bắt chước hát những bài hát nhưng chưa nhớ hoàn toàn, trẻ thường tự bịa lời và nhẩm theo giai điệu.
Biết thực hiện theo những hướng dẫn đơn giản.
Biết thay đổi mô hình cấu trúc câu tùy thuộc vào đối tượng đang giao tiếp.
Phát âm chính xác một số chữ cái nhưng vẫn còn một số chữ thì chưa.
Hỏi nghĩa của các từ mới.
Biết kể những câu chuyện mà bé nhớ được, nhìn thấy được hoặc tự tưởng tượng ra.
Biết tranh luận mặc dù chưa biết cách lập luận hợp lý.
4. Sự phát triển cảm xúc và kĩ năng xã hội.
Phát triển những nét tính cách riêng, độc đáo của riêng mình.
Biết chia sẻ, giúp đỡ và hợp tác với những trẻ khác và người lớn.
Biết diễn xuất hoặc giả vờ tốt hơn, biết bắt chước và giả vờ như một ai đó.
Bắt đầu biết mách lẻo, biết nói dối.
Hay nói đùa ngớ ngẩn và cười vui với chuyện đó.
Thích những trò chơi tưởng tượng, có những người bạn tưởng tượng.
Nên dạy trẻ 4 tuổi học gì?
1. Dạy trẻ 4 tuổi học chữ cái.
Khi lên 3 tuổi; trẻ em nên bắt đầu được cho làm quen với bảng chữ cái. Đến khi được 4 tuổi, bạn sẽ củng cố lại đồng thời dạy cho trẻ một số từ ngữ đơn giản và quen thuộc, chẳng hạn như : tên người, tên con vật, tên đồ vật, tên thức ăn,…
Có nhiều cách để dạy chữ cho bé, tốt nhất là nên lồng vào những trò chơi có hình ảnh minh họa kèm theo.
2. Dạy trẻ 4 tuổi học toán.
Nên dạy cho trẻ 4 tuổi học toán bằng cách :
Giới thiệu những con số.
Dạy cách đếm từ 1-10.
Dạy phân loại và sắp xếp các đồ vật (theo kích thước, theo màu sắc, theo chủng loại,…)
3. Dạy trẻ 4 tuổi làm đồ thủ công.
Làm đồ thủ công là một hoạt động chính ở độ tuổi từ 3-6 tuổi. Qua những hoạt động này, bé không chỉ phát triển các kĩ năng vận động tinh, trí tưởng tượng, tư duy mà còn giúp trẻ thấy vui vẻ hơn, tự tin hơn khi tự mình tạo ra một sản phẩm nào đó.
4. Dạy trẻ 4 tuổi việc nhà.
Đây là cách để trẻ học cách sử dụng một số vật dụng trong nhà, tạo thói quen lành mạnh, biết cách giúp đỡ người khác.
Trẻ cũng là một thành viên trong gia đình và trẻ cần biết quyền lợi cũng như trách nhiệm của bản thân.
Hãy để trẻ làm những việc nhỏ nhặt trong khả năng của bé và không cần quá áp lực nếu trẻ không làm. Những việc nhà thích hợp nhất cho bé 4 tuổi là :
Thu dọn đồ chơi sau khi chơi.
Cầm bê hộ bố mẹ một đồ vật nào đó trong khi di chuyển.
Mang bát đũa vào bồn rửa sau khi ăn.
Biết xếp quần áo vào trong tủ.
Lau bàn, lau bát đĩa nhựa.
5. Dạy trẻ 4 tuổi học khoa học và môi trường.
Những hoạt động khoa học đơn giản và thú vị dành cho 4 tuổi như là :
Chơi với nam châm.
Bóc trứng sống.
Tạo màu sắc cho cánh hoa.
Cân đo đồ chơi.
Xây lâu đài.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dạy cho trẻ cách cho động vật ăn, cách chăm sóc cây,…để trẻ biết yêu thiên nhiên hơn.
6. Dạy trẻ 4 tuổi các kỹ năng sống.
Những kĩ năng sống cơ bản nhất mà trẻ 4 tuổi có thể học được là :
Giao tiếp ứng xử (biết chào hỏi, nói cảm ơn, xin lỗi,…).
Cách tự chăm sóc bản thân (tự ăn, tự mặc, tự lấy đồ ăn, vệ sinh…).
Bơi lội, tránh nguy hiểm, tiết kiệm, vv…
Xem thêm : Top 12 kỹ năng sống cần thiết cho bé mầm non ngày nay.
Lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ
Trẻ em cần biết những gì mà bạn mong đợi cho trẻ.
Trẻ em dưới 6 tuổi cần ưu tiên hoạt động vui chơi hơn.
Khuyến khích trẻ hoạt động nhóm, vận động nhiều hơn.
Phát triển những thói quen tốt.
Khen ngợi nhiều hơn, hạn chế chỉ trích mà chỉ nên nhắc nhở.
Mong đợi nhiều hơn nhưng không kì vọng vào sự hoàn hảo.
Tạo cơ hội để trẻ tự giải quyết những vấn đề đơn giản.
Khuyến khích trẻ nói ra suy nghĩ của mình nhiều hơn thay vì chỉ bộc lộ cảm xúc.
Leave a Reply