Cách dạy con phép lịch sự cơ bản chỉ với 5 bước đơn giản

ạy con phép lịch sự là điều rất cần thiết phải dạy từ khi còn nhỏ. Để hỗ trợ bạn giáo dục con tốt hơn, mình xin chia sẻ một vài kinh nghiệm rất bổ ích trong việc dạy trẻ các phép lịch sự cơ bản nhất.
1. Những phép lịch sự cơ bản cần dạy cho con.

Tại mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa khác nhau, tại các tình huống cụ thể sẽ có phép tắc, chuẩn mực riêng. Có những hành động ở địa điểm này là khiếm nhã nhưng ở nơi khác lại là lịch sự.

Chính vì thế, các phép lịch sự chỉ mang tính chất tương đối có phạm vi rộng. Để học được chúng cần phải có trải nghiệm, có hiểu biết và cũng không thể một sớm một chiều là học được ngay.

Dưới đây là tổng hợp những phép lịch sự cơ bản nhất ở Việt Nam cần thiết nhất phải dạy cho trẻ, bố mẹ có thể tham khảo :

Nói câu đủ chủ vị, không cộc lốc, không tục tĩu.
Biết cách chào hỏi với mỗi đối tượng (ngôn ngữ và phi ngôn ngữ).
Kính trên nhường dưới, ví dụ như khi đi bus thì nhường ghế cho trẻ em, người già; khi nói với người lớn thì cần có “ạ”, “dạ vâng”,…
Tôn trọng người khác, ví dụ như không ngắt lời khi người khác đang nói, không nói to khi ở nơi đông người (rạp chiếu phim, nhà hàng,…); không tỏ ra coi thường với những nhân viên bán hàng, người ăn xin, nhân viên phục vụ,…
Biết nói cảm ơn, xin lỗi đúng chỗ đúng lúc.
Ăn mặc, hành xử đúng mực phù hợp ở mỗi nơi, ví dụ như không ăn mặc lòe loẹt hoặc là cười nói khi đi đám tang,…
Khi ăn phải mời mọi người, giúp đỡ khi dọn bàn ăn.
Xem thêm : Phương pháp tự lập kiểu Mỹ chỉ với 7 bước đơn giản.

2. Hướng dẫn các bước dạy con phép lịch sự.

Bước 1 : Bắt đầu cho trẻ nắm bắt kiến thức.

Với trẻ nhỏ đang học nói, những phép lịch sự đầu tiên cần dạy đó là :

Cách chào hỏi và xưng hô với người khác.
Nói cảm ơn và xin lỗi.
Nói “please” (vui lòng hoặc làm ơn) khi yêu cầu ai đó làm gì cho mình.
Trẻ có thể chưa hiểu được ngay vì sao phải làm như vậy tuy nhiên vẫn phải giới thiệu những phép lịch sự cơ bản này.

Ban đầu, hầu hết trẻ em sẽ nghe theo lời bố mẹ nói nhưng vẫn chưa chủ động, điều này là bình thường. Vì thế bố mẹ sẽ nhắc bé thường xuyên, để tạo thói quen ngay từ nhỏ.

Khi trẻ đã lớn hơn, đã hiểu chuyện hơn thì bố mẹ nên giải thích vì sao cần cư xử lịch sự; những tình huống cụ thể khác nhau sẽ cư xử khác nhau như thế nào,…

Bước 2 : Làm mẫu.

Trẻ em luôn bắt chước người lớn do đó bố mẹ phải là một hình mẫu tốt, một tấm gương sáng. Bạn chỉ có thể dạy con phép lịch sự thành công khi chính mình cũng là người lịch sự.

Bạn không thể hoàn hảo tất cả mọi lúc. Sẽ đôi khi bạn tỏ ra khiếm nhã, không tốt với người khác. Những lúc như vậy, hãy xin lỗi và tìm cách sửa chữa lại.

Cũng đừng bỏ qua việc tâm sự với trẻ, giải thích về hành vi của mình và những kinh nghiệm bài học rút ra từ sai lầm của bản thân.

Bước 3 : Kiên trì và hỗ trợ.

Ứng xử lịch sự văn minh phải được rèn luyện từ bé và lâu dài; đôi khi những kĩ năng đã đạt được có thể mất đi theo thời gian. Chính vì thế, bố mẹ cần kiên trì và nhất quán.

Nếu như trẻ tỏ ra không lịch sự trong tình huống nào đó, hãy nhắc nhở nhẹ nhàng. Chỉ nên kỷ luật khi trẻ chống đối, có hành động xấu với người khác mà không ăn năn hay hối hận,…

Trẻ em còn quá non nớt, thiếu nhiều kinh nghiệm, đôi khi không chủ động thực hiện những phép lịch sự; điều này là bình thường và phổ biến. Bố mẹ hãy nhắc bé, chỉ bảo bé nên làm thế nào với thái độ tích cực.

Thay vì nói “con bắt buộc phải làm thế này, không được phép thế kia” hãy nói “bố mẹ nghĩ là con nên làm thế này, không nên thế kia”.

Bước 4 : Tạo cơ hội để trẻ giúp đỡ người khác.

Trẻ em cần phải được trải nghiệm nhiều mới có thể hình thành được thói quen cư xử lịch sự, có văn hóa.

Không những vậy, việc ứng xử lịch sự có ý nghĩa chỉ khi xuất phát từ chính sự tôn trọng bản thân và người xung quanh từ trong thâm tâm của mình chứ không phải là giả vờ, giả tạo.

Vì thế, bố mẹ nên tích cực tạo cơ hội để trẻ giúp đỡ người khác, làm những công việc vặt; chẳng hạn như :

Tự thu xếp đồ chơi của mình sau khi chơi.
Cầm đồ hộ ông bà hoặc người yếu thế.
Phụ giúp bố mẹ sắp xếp bát đĩa trước khi ăn và thu dọn chúng sau khi ăn.
Cho thú cưng ăn, tắm hoặc đi dạo.
Tùy vào độ tuổi của bé, những hoạt động sẽ được phân chia sao cho phù hợp với khả năng của bé.

Bước 5 : Khen thưởng.

Hãy cởi mở và vui vẻ khi dạy con phép lịch sự nào đó, điều này sẽ gây ấn tượng tốt và tạo được nền tảng tốt để tạo thói quen sau này.

Bố mẹ nên tự hào khi con đạt được kĩ năng nào đó và có thể khen thưởng tùy vào hành động của con. Điều này sẽ khích lệ, củng cố trẻ làm tốt hơn, làm nhiều hơn.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *