Trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều : Đi tìm nguyên nhân và cách điều trị

nôn nhiều nguyên nhân là do đâu? Cần chăm sóc trẻ như thế nào? Khi nào thì nên gọi bác sĩ? Những thắc mắc này của bạn sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Nguyên nhân trẻ bị nôn nhiều

Cảm lạnh là một bệnh ở đường hô hấp rất thường gặp và phổ biến, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Các triệu chứng của cảm lạnh thường là : chảy nước mũi, ho, mệt mỏi, sốt. Buồn nôn và nôn cũng có thể xuất hiện những ít gặp hơn.

Đó là do khi trẻ ho liên tục, không khí từ trong sẽ đẩy ra, đòi hỏi phải ép bụng lại, tạo ra các áp lực lên bụng, khiến cho thức ăn cũng bị đẩy ra bên ngoài.

Mặt khác, trẻ bị cảm lạnh thường chảy nhiều nước mũi, nước bọt và trẻ sẽ thường xuyên nuốt chúng lại vào dạ dày. Khiến cho đầy bụng quá mức, gây buồn nôn và nôn – một cơ chế tự bảo vệ của cơ thể.

Nếu trẻ mệt mỏi quá mức dẫn đến quấy khóc. Khóc cũng là một tác nhân kích hoạt nôn, tuy nhiên chỉ tạm thời, không phải nôn liên tục.

Ngoài ra, cũng có thể là do khi trẻ bị cảm lạnh, bố mẹ ép trẻ ăn quá nhiều để nhanh khỏi bệnh hơn. Điều này không chỉ khiến trẻ bị đầy bụng mà còn khiến trẻ bị áp lực, căng thẳng.

Căng thẳng gây ra nhiều vấn đề, một trong số đó nôn và buồn nôn. Nhiều trẻ còn có thể bị đau bụng, đau nhức đầu, phát ban, sụt cân,…kèm theo đó.

Cách chăm sóc và điều trị trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều

1. Trường hợp nhẹ.

Nếu trẻ bị cảm lạnh, nôn trớ nhẹ, không sốt và không quấy khóc quá nhiều thì bố mẹ không cần quá lo lắng. Trước tiên, hãy cho trẻ nằm nghỉ ngơi, tránh bất kì vận động thể chất nào.

Trong khoảng 30-60 phút sau khi nôn trớ, đừng cho trẻ ăn hoặc uống bất kì thứ gì. Bởi nếu không, có thể kích thích trẻ nôn lần nữa.

Lúc này, hãy xoa bụng bé một cách nhẹ nhàng, bé có thể cảm thấy dễ chịu hơn. Nhưng nếu bé muốn ngủ và ở một mình thì bạn hãy tôn trọng nguyện vọng này của bé.

Sau khi ngừng nôn, nếu là trẻ sơ sinh thì cho trẻ bú sữa mẹ, còn nếu là trẻ lớn hơn thì cho trẻ ăn một cái gì đó nhẹ và nhạt, ví dụ như một chiếc bánh quy, bánh mì, vài miếng chuối hoặc bơ,…

Tránh bất kì các món ăn có nhiều gia vị, nhiều axit hoặc nhiều chất béo bởi chúng sẽ khiến bé bị đầy bụng và kích thích nôn nhiều hơn.

Những ngày sau đó, hãy cho trẻ ăn những bữa ăn nhỏ và nhẹ. Nếu trẻ ăn vào là nôn, hãy kiểm tra lại thức ăn mà bạn cho bé ăn và thay đổi loại thức ăn khác. Đừng ép trẻ ăn quá nhiều, bởi dạ dày của bé cần thời gian để hồi phục.

Đừng cho trẻ uống thuốc giảm sốt, giảm đau khi trẻ chỉ bị sốt nhẹ. Bởi vì sốt là một cơ chế tự vệ của cơ thể, để giết chết vi khuẩn, vi rút; ngoài ra trẻ đang bị nôn, nếu dùng những thuốc này sẽ càng làm hại dạ dày hơn.

2. Trường hợp nặng hơn.

Nếu bạn thấy những triệu chứng sau, đó có thể làm dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng nào đó, bạn nên gọi điện cho bác sĩ sớm :

Trẻ dưới 3 tháng tuổi có nhiệt độ hậu môn là 38 độ C. Trẻ lớn có nhiệt độ cơ thể trên 39 độ C.
Sốt kèm theo co giật.
Sốt kéo dài hơn 24 giờ ở trẻ em dưới 2 tuổi hoặc 3 ngày trong một đứa trẻ 2 tuổi trở lên.
Nôn mửa nhiều lần trong 1 giờ hoặc vài giờ.
Nôn ra máu hoặc ra dịch xanh, vàng (mật).
Đau bụng.
Ói mửa sau khi uống thuốc theo toa.
Các dấu hiệu của mất nước: bơ phờ, hôn mê, không có nước tiểu trong 6-8 giờ hoặc nước tiểu đậm, từ chối ăn uống trong 6-8 giờ, khô miệng hoặc mắt trũng.

Tóm lại, trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều cần phải được chăm sóc đặc biệt hơn so với các trường hợp cảm lạnh thông thường khác. Bởi vì nôn nhiều có thể gây mất nước nghiêm trọng và cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề nào đó nghiêm trọng hơn. Hi vọng bài viết này là hữu ích dành cho các bạn.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *