Trẻ 31 đến 36 tháng tuổi thì biết làm gì?

Bước sang tuổi tiếp theo, trẻ 31 đến 36 tháng lại có thêm những bước tiến mới trong sự . Những thay đổi này sẽ khiến người lớn vui mừng nhưng cũng làm tăng thêm những lo lắng. Dưới đây là một vài cột mốc điển hình ở trẻ vào giai đoạn này.

Sự phát triển thể chất

Biết đặt chân vào đôi giày nhưng chưa thể buộc dây giày.
Ham thích bắt các quả bóng đặc biệt là quả lớn.
Có thể ném bóng và đá một quả bóng về phía trước.
Có thể đứng vững, thăng bằng và nhảy lò cò một chân.
Biết đạp vào bàn đạp xe 3-4 bánh cho trẻ em song chưa thành thạo.
Thích trèo lên trèo xuống và trượt.
Có thể nhảy qua một rào cản 15 cm.
Có thể tự sử dụng bô hoặc ngồi trên bồn cầu.
Biết cách rửa tay và đánh răng nếu được hỗ trợ.
Tò mò và chơi được nhiều trò chơi tốt hơn.

Sự phát triển cảm xúc và kĩ năng xã hội

Thích các hoạt động vui chơi nhóm và dần có sự liên kết với người khác khi chơi.
Thích xưng hô bằng tên mình và gọi được tên mọi người trong ảnh.
Rất thích được khen ngợi.
Hay lắng nghe và nhảy hát theo các bài hát.
Biết quan sát và bắt chước theo phản ứng của người khác.
Đang dần biết tự kiềm chế lại cảm xúc mạnh của bản thân.
Dần thích la cà đi chơi bên ngoài.
Bé biết biểu hiện sự đồng cảm, khiêm tốn và xấu hổ.
Sự phát triển trí tuệ

Hiểu gần hết các câu của người lớn, sử dụng từ 3 đến 5 câu từ khi nói.
Vốn từ vựng được tăng lên khá nhiều.
Hay nói vấp nhưng không phải là dấu hiệu của sự nói lắp.
Thường đi vệ sinh khá lâu.
Tăng sử dụng các động từ và danh từ số nhiều, bắt đầu sử dụng tính từ và giới từ.
Biết sử dụng các lệnh bằng lời nói.
Đã biết tránh các mối nguy hiểm đơn giản.
Nhớ được các thuộc tính và chức năng của đồ vật.
Một vài cột mốc phát triển về cách ăn uống

Có thể tự ăn với muỗng và nĩa mặc dù vẫn làm rơi vãi.
Nhai kĩ thức ăn và ăn lâu hơn.
Hứng thú và quan tâm đến cách nấu ăn.
Tự tìm và cầm cốc uống nước.
Bé biết ăn nhiều loại thức ăn hơn và muốn nếm thử tất cả mọi thứ.
Sẽ xuất hiện trường hợp bé ăn vô độ hoặc trẻ biếng ăn.
Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bé 3 tuổi.

Lời khuyên dành cho bố mẹ

Vẫn luôn chú ý theo dõi bé để đề phòng tai nạn xảy ra.
Đọc truyện và hướng dẫn bé đọc lại các câu từ trong câu chuyện.
Tổ chức và tham gia cùng con trong các trò chơi.
Tạo điều kiện cho bé chơi trò chơi đóng vai, từ đó bé phát triển ngôn ngữ, tư duy và học được các kĩ năng xã hội.
Tiếp tục cho bé trải nghiệm các loại hình nghệ thuật như ca hát, nhảy múa, vẽ hình, thơ,…
cách chia sẻ đồ chơi với các bạn khác.
Cha mẹ chú ý hướng dẫn, nhắc nhở bé về các ứng xử giao tiếp cơ bản, kĩ năng xã hội để bé nhớ và tạo thành thói quen.
Nên trao đổi kinh nghiệm chăm sóc và giáo dục con trẻ với những ông bố bà mẹ khác.
Không nên gây áp lực nếu bé không đạt được điều mà bạn mong đợi.

Trẻ lớn nhanh từng ngày cả về thể chất lẫn tâm lý, đôi khi bé sẽ có những thay đổi đáng kể khiến bạn ngạc nhiên nhưng cũng có khi bé chưa có dấu hiệu gì mới.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *