Cách dạy trẻ 2 – 3 tuổi học cách tư duy

Bạn có thể cung cấp cho bé những bộ quần áo, mũ, món đồ chơi, hộp cát tông, chăn , gối, đồ ăn …phù hợp với những vở kịch mà bé đang diễn.

Đặc điểm của trẻ 2-3 tuổi

Đặc điểm chủ yếu về tư duy của trẻ 2-3 tuổi là nó hành động theo trực giác, tức là khi mắt có cảm nhận với sự vật nào đó thì trẻ tự có hành động gắn liền ngay, tư duy được thực hiện qua các thao tác.
Khả năng nhận biết sự tương đồng, khác biệt của trẻ tăng mạnh, nên trẻ rất thích việc sắp xếp, phân loại các đồ vật, đồ chơi vào các nhóm.
Qua quá trình thử-sai, bé dần thiết lập mối quan hệ hành động nguyên nhân-kết quả và chức năng cũng như mối liên hệ giữa các đồ vật.
Rất thích trải nghiệm; tò mò với mọi thứ và cố gắng tìm hiểu về chúng kể cả việc phải “phá” nó ra.
Hiểu gần hết lời của người lớn, biết dùng các câu ngắn 2-3 từ để diễn đạt ý muốn.
Biết quan sát và nắm bắt cảm xúc của người khác, ví dụ như bé sẽ ôm bạn khi thấy bạn buồn.
Xem thêm: Giúp trẻ học giao tiếp xã hội và phát triển cảm xúc trong giai đoạn từ 2 đến 3 tuổi.

1. Khuyến khích chơi giả vờ.

Trẻ nhỏ thường rất thích chơi giả vờ, đóng kịch vì vậy bạn hãy để bé được vui chơi tự do.

Những trò chơi này giúp phát triển khả năng tư duy, ngôn ngữ, cảm xúc và qua đó, bé học được những kĩ năng sống.

Bé thường bắt chước người lớn hoặc những sự việc mà bé nhìn thấy trong cuộc sống.

2. Hỗ trợ nguyên vật liệu trong vở kịch.

Bạn có thể cung cấp cho bé những bộ quần áo, mũ, món đồ chơi, hộp cát tông, chăn , gối, đồ ăn …phù hợp với những vở kịch mà bé đang diễn.

3. Đặt câu hỏi trong quá trình chơi và diễn biến hằng ngày.

Bạn hãy hỏi bé thường xuyên để kích thích suy nghĩ và để bé biết được bạn đang quan tâm đến bé. Điều này còn giúp tăng tư duy phản biện ở bé.

4. Tạo cơ hội để bé khám phá.

Hầu hết các bé đều thích chơi với đất, cát hoặc tháo rời mọi vật dụng trong nhà. Điều này khiến rất nhiều ông bố bà mẹ bực bội vì người bé bị bẩn, dễ nhiễm bệnh và những đồ vật thì hỏng hóc. Nhưng hãy thông cảm vì các bé đang phát triển các kĩ năng tư duy và khám phá xung quanh.

5. Sử dụng các thói quen hàng ngày để tạo khuôn mẫu tư duy.

Sử dụng ngôn ngữ đơn giản để giải thích những thói quen hằng ngày để giúp bé tăng vốn từ vựng và khả năng tư duy logic, ví dụ như mùa đông, đeo găng tay để giữ ấm bàn tay.

6. Sắp xếp và phân loại các vật dụng.

Bạn có thể nhờ bé giúp xếp quần áo vào từng ngăn tủ mỗi loại, đặt các cuốn sách lên giá, kệ hoặc xếp bát, đũa lên bàn. Bé sẽ học được cách phân loại, sắp xếp có hệ thống; ngoài ra còn giúp bé học cách yêu thương và chia sẻ trách nhiệm trong gia đình.

7. Nói ra cảm xúc.

Điều này giúp bé phát triển vốn từ vựng và hiểu rõ cảm xúc của bản thân. Không chỉ vậy, bé còn dần học cách tự kiểm soát cảm xúc và hành vi của mình.

8. Khuyến khích con của bạn tìm kiếm các giải pháp khác.

Bạn không nên làm hộ bé mà chỉ gợi ý và đề nghị bé làm những cách khác thay vì sử dụng cách cũ. Ví dụ như xếp chồng các khối vuông, bé có thử các cách xếp khác nhau như: xếp kín, xếp cùng màu, xếp 2 khối xen nhau để lỗ hổng, xếp thêm các khối tam giác để tạo thành tòa tháp,…

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *