Sốt siêu vi ở trẻ em : 5 điều cơ bản mà bạn cần biết

ở trẻ em (hay còn gọi là sốt virus ở trẻ em) là bệnh thường gặp khi chuyển mùa, nhiều nhất là vào mùa hè. Mặc dù hầu hết các trường hợp sẽ tự khỏi sau thời gian nhưng cũng có nhiều trường hợp xảy ra biến chứng nguy hiểm.

1. Sốt siêu vi là gì?

Sốt siêu vi (sốt virus) là bệnh nhiễm virus cấp tính, phổ biến nhất là ở trẻ em và người già.

Một số bệnh có thể chẩn đoán được nguyên nhân nhưng cũng có nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân.

Đặc trưng của bệnh này là nhiệt độ cơ thể tăng cao kèm theo đó là sự đau nhức, mệt mỏi toàn cơ thể.

Phần lớn sốt siêu vi không nguy hiểm và có thể tự hết, tuy nhiên cũng có một số bệnh nhanh chóng đưa đến tử vong đặc biệt là đối với trẻ em.

Có rất nhiều loại virus khác nhau, nếu trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nhiễm virus cúm mà không được chăm sóc và điều trị thích hợp có thể sẽ dẫn đến viêm phổi.

Loại bệnh này được điều trị bằng cách giảm các triệu chứng của bệnh (như hạ sốt, chống mất nước, nghỉ ngơi,…) và cách ly để tránh lây nhiễm và bùng phát dịch bệnh.

2. Các triệu chứng khi .

Các triệu chứng của sốt siêu vi thường chồng chéo lên nhau và mức độ nặng nhẹ tùy vào loại virus bị nhiễm cũng như đặc điểm thể chất của trẻ. Dưới đây là một số triệu chứng ở trẻ bị sốt siêu vi có thể xảy ra (xếp theo mức độ phổ biến, từ nhẹ đến nặng):

Sốt cao : là dấu hiệu sớm nhất và đặc trưng nhất, thường là từ 38-39 °C, thậm chí lên đến 40-41 °C.
Đau đầu : đây cũng là biểu hiện thường gặp, do lưu lượng máu tăng lên và mạch máu căng ra. Biểu hiện là chóng mặt, choáng váng, nhức đầu, không tỉnh táo hoặc tỉnh táo.
Viêm đường hô hấp : viêm họng (họng bị sưng tấy, đỏ), rát họng, ho, chảy nước mũi, hắt hơi, sổ mũi.…
Viêm kết mạc mắt : mắt trông đỏ, có gỉ mắt, chảy nước mắt, mắt có thể lờ đờ.
Nôn : có thể buồn nôn nhưng không nôn, nếu nôn thì thường là sau khi ăn.
Phát ban : thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện ban đỏ thì sốt cũng giảm dần.
Đau nhức cơ bắp : cơ thể mệt mỏi, đau nhức; trẻ nhỏ sẽ thường quấy khóc.
Rối loạn tiêu hóa : tiêu chảy nặng hoặc nhẹ, phân có máu hoặc chất nhày, trẻ nhỏ thường bỏ ăn.
Viêm hạch : hạch ở cổ, mặt, đầu thường sưng to, đau và có thể sờ thấy rõ được.
Co giật : thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi.
Mỗi loại siêu vi sẽ gây ảnh hưởng mạnh đến những cơ quan khác nhau trong cơ thể người nên có thể gây ra những triệu chứng và loại bệnh khác nhau.

3. Cách chăm sóc và điều trị sốt siêu vi ở trẻ em.


Cơ chế của sốt siêu vi là có thể tự khỏi trong vòng 1- 2 tuần mà không cần điều trị gì.

Cách tốt nhất là nghỉ ngơi đầy đủ và ăn những loại thức ăn nhẹ, dinh dưỡng. Còn nếu các triệu chứng trở nên nặng hơn thì bạn nên dùng thuốc.

Việc dùng thuốc chủ yếu là điều trị các triệu chứng do siêu vi gây ra như thông mũi, giảm ho, giảm đau đầu, đau cơ…Thuốc hạ sốt có thành phần acetaminophen được xem là thuốc hạ sốt phổ biến thường được dùng trong các trường hợp này.

Với trẻ em, đặc biệt với trẻ sơ sinh, không nên tự ý sử dụng các loại thuốc hạ sốt hay giảm đau nếu không sự đồng ý của bác sĩ, vì vậy bạn nên:

Nghỉ ngơi : trong một căn phòng khô thoáng và yên tĩnh; quần áo mỏng, có chăn đắp.
Chườm mát : lau mình trẻ bằng khăn ấm để giảm sốt, lau khô mồ hôi trên cơ thể.
Bù nước và điện giải : Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rốt loạn cân bằng điện giải trong cơ thể, vì vậy nên uống nước có Oresol.
Chống bội nhiễm : Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.
Dinh dưỡng : cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, giàu chất dinh dưỡng.
Vệ sinh : vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín.

4. Phân biệt sốt do virus và sốt do vi khuẩn.

Rất khó khăn để phân biệt 2 loại bệnh do nhiễm virus và vi khuẩn vì chúng đều gây sốt và mệt mỏi.

Nhiễm khuẩn được đặc trưng bởi đỏ, nóng, sưng và đau ở một phần của cơ thể. Ví dụ như nếu con bạn bị đau cổ họng do vi khuẩn, bé sẽ đau nhiều hơn về một phía của cổ họng.

Nhiễm virus thì ảnh hưởng đến các phần khác nhau cùng lúc trên cơ thể.

Để chẩn đoán chính xác, thông thường các bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm máu để kiểm tra loại vi sinh vật nào đang gây bệnh trong cơ thể.

Điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn thường dùng đến kháng sinh. Nó sẽ giết chết các vi khuẩn gây bệnh.

Kháng sinh không thể tiêu diệt virus. Nếu bác sĩ kê đơn cho bạn thuốc kháng sinh khi bạn bị sốt siêu vi thì đó là do để phòng ngừa trường hợp vi khuẩn có cơ hội tấn công và gây ra các bệnh nhiễm trùng khác khi cơ thể suy yếu.

Nếu chỉ sốt nhẹ thì không nên dùng thuốc kháng sinh. Nó có gây hại cho cơ thể nếu dùng không đúng cách.

Hiện nay, hiện tượng kháng thuốc kháng sinh đang trở nên rất phổ biến do lạm dụng thuốc kháng sinh.

Việc điều trị các bệnh nhiễm trùng do virus thường bao gồm uống nhiều nước và các chất lỏng, nghỉ ngơi và uống thuốc giảm đau và thuốc hạ sốt.

5. Một số câu hỏi thường gặp.

-Trẻ bị sốt siêu vi nên ăn gì?


Nên ăn những thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu và giàu dinh dưỡng như cháo, súp, trái cây nghiền, tỏi.

Với trẻ sơ sinh thì tiếp tục bú sữa thường xuyên. Với trẻ lớn thì có thể uống các loại trà như gừng, trà bạc hà, táo quế, chanh mật ong,…

-Sốt siêu vi ở trẻ em có lây không? Sốt siêu vi lây qua đường nào?

Câu trả lời là có. Virus cực kì dễ lây nhiễm. Bệnh này chủ yếu lây qua đường hô hấp, trong khi bạn nói chuyện, hắt hơi, ngáp,…Một số bệnh có thể lây qua tiếp tục trực tiếp qua da thịt.

-Trẻ bị sốt siêu vi có tắm được không?

Khi bị sốt, cơ thể thường dễ bị nhiễm lạnh, mệt mỏi nên theo dân gian là phải kiêng tắm gội. Tuy nhiên, điều này là không nên vì càng tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại phát triển.

Bạn vẫn nên lau người thường xuyên cho trẻ và khi tắm thì tắm nước ấm, tắm nhanh, tắm trong phòng kín gió.

-Sốt siêu vi mấy ngày thì khỏi?

Từ lúc có dấu hiệu phát bệnh đến khi khỏi, trẻ sẽ mất trung bình khoảng 10 ngày, một số sớm hơn là 1 tuần, số ít khác thì mất 2 tuần hoặc kéo dài (hoặc tái phát).

-Sốt siêu vi ở trẻ em dưới 1 tuổi?

Việc chăm sóc và điều trị cho trẻ dưới 1 tuổi bị sốt siêu vi tương tự như trên nhưng cần cẩn thận hơn, không nên tự ý dùng bất kì loại thuốc nào trừ trường hợp được chỉ định từ bác sĩ.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *