Liệu có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh hay không?
Các mẹ có biết khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi trời trở lạnh, trẻ nhỏ rất dễ mắc phải các bệnh về mũi và đường hô hấp như viêm mũi, sổ mũi, nghẹt mũi, viêm họng.. Vì thế để giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ các mẹ nên rửa mũi tại nhà cho trẻ nhỏ, áp dụng cả đối với trẻ sơ sinh.
Có nên rửa mũi cho trẻ nhỏ tại nhà?
Khi bé có các dấu hiệu như nghẹt mũi, sổ mũi, thở khò khè… mẹ cần tiến hành rửa mũi cho bé ngay
Việc vệ sinh mũi cho trẻ nhỏ là cần thiết nhất là trong trường hợp trẻ bị nhiễm các chứng bệnh như sổ mũi, nghẹt mũi, viêm mũi… Rửa mũi vừa giúp cho bé cảm thấy thoải mái hơn, thông thoáng đường thở để hô hấp dễ dàng hơn lại đảm bảo vệ sinh cho bé, rửa trôi đi dị vật, dịch mũi, tránh bị nhiễm khuẩn khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý là tốt nhất bởi nước muối sinh lý giúp tạo độ ẩm cho niêm mạc mũi của bé, đồng thời là chất kháng khuẩn, giúp làm giảm dịch mũi, long dịch mũi bám ở khoang mũi.
Các mẹ cũng có thể yên tâm vì nước muối sinh lý rất an toàn và lành tính đối với trẻ sơ sinh.
Chuẩn bị dụng cụ rửa mũi cho bé
Để thực hiện rửa mũi tại nhà cho bé mẹ cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như sau:
Nước muối sinh lý: mẹ nên chọn mua loại nước muối sinh lý có đầu tròn, để không phải cắt đầu khi sử dụng, tránh các vết xước làm tổn thương niêm mạc mũi của bé.
Khăn mềm và sạch
Miếng lót chống thấm
Dụng cụ hút mũi (nếu cần)
Hướng dẫn cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh
Các mẹ cần chuẩn bị tâm lý trước khi thực hiện, bởi vì bé sẽ giãy dụa và khóc rất nhiều, nhất là lần đầu thực hiện. Mẹ nên thao tác nhẹ nhàng, tỉ mỉ và thường xuyên quan sát biểu hiện của bé. Nếu có biểu hiện bất thường thì phải dừng thao tác ngay và kiểm tra tình trạng của bé.
Bước 1: Trải miếng lót chống thấm ra, sau đó đặt bé nằm nghiêng một bên sao cho đầu bé thấp hơn phần chân, lót khăn sạch dưới đầu và cổ bé để thấm nước chảy ra.
Bước 2: Kiểm tra lỗ mũi của bé, nếu có gỉ mũi cứng thì nên nhỏ vài giọt nước mũi vào sau đó đợt 2-3 giây để gỉ mũi mềm ra sau đó day nhẹ bằng tay để gỉ mũi bong ra.
Bước 3: Tiến hành rửa mũi, đưa đầu lọ nước mũi vào một bên mũi của bé, nhẹ nhàng bóp 1-2 giây, bóp nhanh nhưng không mạnh. Nước muối sẽ đi từ lỗ mũi bên này và chảy ra cùng với dịch ở lỗ mũi bên kia.
Bước 4: Dùng khăn mềm thấm sạch nước và dịch mũi chảy ra ở đầu mũi bên kia. Nếu bé khóc quấy có thể nhẹ nhàng ôm trấn an bé để thực hiện với bên còn lại.
Bước 5: Đổi bên, nghiêng đầu bé sang bên còn lại, sau đó thực hiện tương tự các bước trên với bên mũi còn lại.
Bước 6: Nếu xuất hiện dịch mũi đặc sệt thì mẹ cần dùng dụng cụ hút mũi để giúp bé hút sạch chất dịch trong cả hai bên mũi ra, tránh cho tình trạng chất dịch chảy xuống khoang họng gây ra các bệnh lý về hô hấp. Tuy nhiên tránh lạm dụng dụng cụ này vì nó có thể làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ nhỏ.
Bước 7: Kiểm tra xem đã sạch dịch và rỉ bên trong mũi bé hay chưa, nếu chưa có thể thực hiện thêm một lần nữa.
Những lưu ý khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh
Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi tiến hành rửa mũi cho trẻ.
Kiểm tra kỹ đầu chai nước muối, đề phòng trường hợp có vật sắc nhọn gây tổn thương cho bé.
Không nên dùng xi lanh hay bóp quá mạnh khi rửa mũi cho bé vì áp lực quá mạnh sẽ làm tổn thương mũi bé và làm bé dễ bị sặc.
Có thể sử dụng dụng cụ rửa,hút mũi được thiết kế dạng tròn mềm, thích hợp dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Chỉ nên vệ sinh mũi cho bé trước lúc cho bé ăn và khi bé còn thức.
Tốt nhất là vệ sinh mũi 3 lần một ngày cho trẻ vào lúc sáng sau khi ngủ dậy, trưa trước khi ngủ và tối trước khi đi ngủ
Không nên rửa mũi quá nhiều lần trong ngày bởi khi bé có các triệu chứng viêm mũi sổ mũi thì mũi sẽ trở nên khô, rát rất dễ bị tổn thương.
Không nên lạm dụng nước muối sinh lý khi sử dụng để rửa mũi hàng ngày cho trẻ vì nó sẽ dẫn đến tình trạng dễ bị viêm nhiễm do niêm mạc mũi bị tổn thương. Để vệ sinh cho trẻ hàng ngày nếu trẻ không bị viêm mũi, bạn chỉ cần vệ sinh mũi cho bé 1 lần/ tuần là được.
Các mẹ nhớ không sử dụng các loại nước muối tự pha mà chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý (nồng độ muối chiếm 0.9%) để rửa mũi cho trẻ.
Trên đây là tổng hợp đầy đủ thông tin về cách rửa mũi tại nhà cho trẻ sơ sinh, tuy nhiên nếu sau 1,2 ngày thực hiện mà tình trạng của bé vẫn không thuyên giảm thì mẹ hãy đưa bé đến khám bác sỹ càng sớm càng tốt nhé.
Leave a Reply