3 lời khuyên bổ ích dành cho những bố mẹ để dạy con khi có ông bà

khi có ông bà không phải việc dễ dàng khi mà khoảng cách thế hệ khá lớn, những mâu thuẫn giữa cách giáo dục giữa và ông bà với đứa trẻ có thể làm rạn nứt gia đình. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một vài lời khuyên khá hữu ích, nhằm giúp đỡ các bậc phụ huynh giải quyết khó khăn này, bạn không nên bỏ lỡ.

1. Dạy con cách tôn trọng ông bà.

Có rất điều cần phải giáo dục con cái, một trong số đó chính là tôn trọng ông bà của mình. Đây có lẽ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của bố mẹ.

Ông bà đã già yếu, họ cũng có thể lạc hậu so với xã hội hiện đại ngày càng phát triển,…chính vì thế hiện tượng con cháu coi thường, bỏ mặc ông bà không phải là hiếm.

Chính vì thế, bố mẹ cần phải con mình tôn trọng ông bà ngay từ nhỏ. Để làm được điều này, bạn cần thực hiện các bước sau :

Bước 1 : Để trẻ nhận thức được vì sao và tầm quan trọng khi tôn trọng ông bà.

“Con người là những sinh vật xã hội, sống với nhau hòa bình bằng cách tôn trọng lẫn nhau. Nếu con không tôn trọng người khác thì người khác cũng sẽ không tôn trọng con”.

“Ông bà đã dành cả đời để cống hiến cho xã hội, họ đã nuôi nấng và yêu thương bố mẹ cho đến tận bây giờ; họ xứng đáng được kính trọng và giờ là lúc con cháu báo đáp công ơn đó,…” .

Dạy con khi có ông bà ở bên càng cần phải chăm sóc ông bà nhiều hơn, đó không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ.

Bước 2 : Làm gương và hướng dẫn trẻ cách thể hiện sự tôn trọng.

Trẻ em luôn bắt chước người lớn, đặc biệt là bố mẹ. Nếu bố mẹ tôn trọng ông bà thì trẻ mới có thể học theo, nghe theo.

Phương pháp dạy con khi có ông bà hiệu quả nhất chính là làm gương. Nếu bạn không tôn trọng bố mẹ của mình, con bạn cũng sẽ không tôn trọng bạn. Điều này cũng sẽ kéo theo nhiều vấn đề phát sinh khác.

Trong sinh hoạt hàng ngày, bố mẹ nên dạy trẻ :

Cách xưng hô lễ phép với ông bà : dạ vâng, ạ, thưa,…
Giúp đỡ ông bà một số việc vặt hoặc khi họ gặp khó khăn.
Nói chuyện với ông bà khi họ buồn hoặc khi họ cần người nói chuyện.
Thể hiện sự quan tâm, yêu thương : tặng quà, xoa bóp đấm lưng, biếu thức ăn ngon cho ông bà,…
Thông cảm với tuổi già và yêu thương ông bà vô điều kiện.
Bước 3 : Kiên nhẫn, khuyến khích và kỉ luật.

Luôn nhất quán với những gì bạn đã đề ra, luôn nhắc nhở trẻ nên làm gì và không nên làm gì với ông bà để tạo thói quen tốt.

Trẻ cần tình yêu để nên người, do đó bố mẹ hãy yêu thương trẻ và luôn nhẫn nại kể cả khi trẻ mắc lại sai lầm.

Trẻ sẽ còn học hỏi được nhiều hơn nữa, hãy khuyến khích và khen ngợi mỗi khi trẻ làm tốt. Nếu trẻ được công nhận, trẻ sẽ tự hào về mình và cố gắng làm tốt hơn.

Đừng quên lắng nghe tâm sự của con mình, hiểu vì sao trẻ lại hành xử không tốt với ông bà. Nếu trẻ chống đối, nên nghiêm khắc kỉ luật. Dù chỉ một lần không tôn trọng ông bà mà bố mẹ bỏ qua, trẻ sẽ càng ương bướng hơn và khó dạy hơn.

Dạy con khi có ông bà cần chú ý là tránh dạy trước mặt ông bà, mà hãy nói chuyện khi ở riêng với nhau. Bởi có thể ông bà sẽ can thiệp hoặc con bạn sẽ càng tỏ ra chống đối hơn.

2. Xử lý mâu thuẫn với ông bà trong cách dạy con cháu.


Gia đình nào cũng vậy, không ít thì nhiều, sẽ luôn có mâu thuẫn trong việc giáo dục con trẻ. Ông bà cho rằng thế này, bố mẹ cho rằng thế kia. Điều này có thể làm rạn nứt mối quan hệ; để tránh rơi vào tình huống này, bố mẹ nên ghi nhớ những điều sau :

Nguyên tắc :

Hiểu rằng ông bà cũng có ý tốt.
Biết rằng mỗi bên có quan điểm và thế mạnh riêng.
Biết rằng vai trò chính trong giáo dục con vẫn là bố mẹ.
Luôn tôn trọng, ghi nhận ý kiến và đóng góp của ông bà.
Tránh tranh luận trước mặt con trẻ.
Các bước xử lý mâu thuẫn với ông bà :

Xem xét quan điểm, ý kiến của ông bà : phân tích điểm mạnh và điểm hạn chế. Đặt vị thế mình vào ông bà để hiểu được lý do tại sao ông bà lại có suy nghĩ và hành động như vậy.
Trò chuyện với ông bà, tìm tiếng nói chung. Thể hiện lòng biết ơn với sự giúp đỡ của ông bà, hãy cố nói mềm mỏng, giải thích vì sao bạn lại có quan điểm khác. Cố gắng giữ nụ cười.
Nhấn mạnh vai trò chính là của mình, mạnh mẽ vạch rõ ranh giới, thẳng thắn và nghiêm túc trước quyết định của mình. Hãy xin lỗi (cho dù vô ý hoặc không) vì bạn đã làm tổn thương bố mẹ mình.
Cân bằng giữa vai trò của bố mẹ và ông bà trong việc giáo dục trẻ : ông bà vẫn sẽ giúp đỡ giáo dục trẻ nhưng chỉ trong một phạm vi, một vài lĩnh vực nào đó mà họ có lợi thế.
Xem thêm : Phương pháp dạy con tự lập kiểu Mỹ chỉ với 7 bước đơn giản.

3. Một vài mẹo giúp ông bà và con cháu sống hòa thuận hơn.

Để dạy con khi có ông bà hiệu quả và cũng để tăng mối quan hệ gia đình, dưới đây là một vài gợi ý hay dành cho bạn :

Trò chuyện với con về những kỷ niệm của bố mẹ với ông bà.
Nếu ông bà ở xa, nên có những buổi gặp mặt ăn tối hoặc đi dã ngoại cùng nhau.
Thảo luận với ông bà về cách giáo dục con cái. Xin lời khuyên từ họ và cũng nhận sự giúp đỡ của họ; đồng thời hỗ trợ họ bằng những cuốn sách, video giáo dục trẻ.
Tận dụng lợi thế của công nghệ : chụp ảnh gia đình, chat video, gửi mail, quay video làm kỉ niệm,…
Để con ngủ tại nhà ông bà một vài đêm.
Khuyến khích con phụ giúp ông bà : nấu ăn, làm vườn, chăm sóc động vật,…
Xem lại những album ảnh, đồ lưu niệm

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *