Bé 9 tháng tuổi thì ăn được trái cây gì ?

Trải qua 9 tháng vất vả, giờ đây mẹ có thể nghỉ ngơi thêm một chút rồi. Trẻ 9 tháng tuổi đã học được một số thói quen quan trọng của người lớn như ngủ qua đêm, ngồi dậy mà không cần sự hỗ trợ, biết bò, ghi nhớ cha mẹ, thích một loại đồ chơi đặc biệt…

Mother feeding baby food to baby

Nhưng nên chú ý…

Thời gian này cũng thường là giai đoạn mọc răng sữa của trẻ. Quá trình mọc răng gây ra cảm giác đau nhức khó chịu, trẻ chảy dãi dớt nhiều hơn và cảm thấy mệt mỏi thậm chí là sốt nhẹ.

Đồng thời, mọc răng cũng gây ra cảm giác lợm giọng, đau đớn khiến trẻ không thiết ăn uống, nôn trớ khi ăn uống, thậm chí lười bú, bỏ cữ bú cũng là chuyện bình thường.

Trẻ 9 tháng tuổi nếu không được để ý chăm sóc kỹ lưỡng rất dễ dẫn đến việc chậm tăng cân, không tăng cân, nghiêm trọng hơn là sút cân tùy mức độ.

Theo các nghiên cứu khoa học, việc bú sữa mẹ hoàn toàn trong năm đầu tiên là tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh.

Tại Việt Nam, các mẹ cho con ăn dặm từ rất sớm. Tường vào khoảng 6 – 9 tháng tuổi. Cá biệt một số trường hợp thậm chí cho bé ăn dặm từ 4 tháng tuổi.

Nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời. ( Lời khuyên của các bác sĩ nhi khoa hàng đầu thế giới ).

Nếu mẹ không có sữa, hoặc không đủ sữa mẹ đáp ứng nhu cầu hàng ngày của bé. Bạn có thể xem xét đến các loại sữa công thức chất lượng cao để bù đắp dinh dưỡng cho bé.

Tuyệt đối không cho trẻ ăn dặm trước 6 tháng tuổi.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi, dạ dày chưa phát triển đủ để tiêu hóa thức ăn thô, ngay cả là bột ngũ cốc.

Ngay cả khi bạn không thấy những biểu hiện bất thường xuất hiện, cũng không có nghĩa là bé đang an toàn. Ăn dặm sớm, gây tổn thương dạ dày và hệ tiêu hóa, gây mất cân bằng dinh dưỡng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển cơ thể sau này.

Mặc dù không được khuyến cáo, nhưng sau 6 tháng tuổi, việc bắt đầu cho bé ăn dặm là chấp nhận được.

Tuy nhiên phải bắt đầu theo trình tự nhất định, bắt đầu bằng khối lượng ít, và thức ăn cực loãng.

cũng là thức ăn dặm cực kỳ tốt cho các bé từ 6 tháng.

Nhưng vì đây là giai đoạn nhạy cảm, cơ thể của trẻ chưa phát triển đầy đủ nên xác xuất xảy ra việc dị ứng, khó tiêu là tương đối cao. Ấy là còn chưa kể đến việc đồ ăn lạ dễ khiến trẻ nôn trớ.

Tốt nhất nên cho trẻ ăn trái cây khi trẻ đã lớn hơn 8 tháng tuổi và tuân thủ đầy đủ, nghiêm ngặt các quy tắc dưới đây:

Trái cây phải là trái cây sạch, đảm bảo không chứa các loại hóa chất độc hại thường có trong quá trình gieo trồng và bảo quản.
Trước khi cho trẻ ăn, cần rửa sạch, ngâm muối, bỏ vỏ.
Đối với những loại trái cây có hạt, phải bỏ hạt, ngay cả những hạt trái cây nhỏ như thanh long cũng có thể gây hóc, và dạ dày không tiêu hóa được.
Trước khi cho trẻ ăn, phải chia thành từng phần nhỏ, đảm bảo ngay cả trường hợp trẻ có không nhai mà nuốt luôn cũng không gây hóc.
Không cho trẻ ăn trái cây trái mùa. Một vài phương pháp không tự nhiên được dùng để chăm sóc hoa quả trái mùa, có thể có hại với cơ thể của bé.
Thời gian đầu, nên cho trẻ ăn một chút và theo dõi xem trẻ có dị ứng với loại trái cây ấy hay không trước khi cho ăn với khối lượng nhiều hơn.
Bé 9 tháng tuổi ăn được trái cây gì ?

Một khi bạn đã tuân thủ các nguyên tắc nêu trên, bạn có thể bắt đầu cho trẻ ăn hầu hết tất cả các loại trái cây mà bạn biết.

Trẻ 9 tháng tuổi đã có khả năng hấp thu nhất định dinh dưỡng từ trái cây tươi mà không cần nấu chín.

Một số loại trái cây có tác dụng tốt, an toàn cho bé phổ biến bao gồm:

Chuối
Táo
Xoài
Đu đủ

Măng cụt
Vú sữa


Hạn chế cho trẻ ăn các loại cam, quýt, các loại hoa quả có vị chua chứa nhiều axit. Khi cho trẻ ăn những loại hoa quả này, bạn cần vắt lấy nước và pha loãng là tốt nhất.

Một số loại hoa quả gây nóng trong như dưa hấu, vải, mít cũng không nên cho trẻ ăn, dễ gây ra các vấn đề rôm xảy, nổi mụn khiến bé cảm thấy khó chịu.

Thời gian mới tập ăn, tốt nhất nên xay nhuyễn. Mẹ có thể dùng túi nhai tập ăn dặm để giúp trẻ nhanh chóng tập ăn thô mà không bị hóc, nghẹn.

Nếu trẻ đang trong giai đoạn mọc răng, hoặc xuất hiện các biểu hiện của việc mọc răng, nên hạn chế cho trẻ ăn trong thời gian này vì xác xuất nôn trớ rất cao.

Nên chia thành các bữa ăn cố định vào một khung giờ nhất định mỗi ngày. Tốt nhất cho trẻ ăn trái cây khoảng 1 giờ sau các bữa ăn chính.

Đừng quên rằng, sữa trong giai đoạn này vẫn là nguồn dinh dưỡng phù hợp nhất cho con của bạn.

Trái cây không thể thay thế được sữa.

Trong trường hợp đặc biệt, mẹ phải cai sữa sớm cho con, cần chú ý đến bổ sung sữa công thức thay thế ngay lập tức.

Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng việt, có tính cách và khẩu vị hoàn toàn độc lập. Mẹ cần thử nghiệm bằng cách cho con thử nhiều loại hoa quả khác nhau để tìm ra những loại trái cây phù hợp nhất.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *