Dạy con cách tập trung hơn chỉ với 7 bước cực đơn giản

cách hơn chưa bao giờ dễ dàng hơn thế. Chỉ với 7 bước đơn giản sau đây, bố mẹ có thể giúp trẻ chú ý hơn khi học hoặc làm một việc gì đó.

Hướng dẫn các bước dạy con cách tập trung

Bước 1 : Khởi động.

Trước khi trẻ ngồi học hoặc làm nhiệm vụ nào đó, bạn hãy cho phép trẻ được chạy nhảy, vui chơi thoải mái. Nó sẽ giúp lưu thông máu tốt hơn đồng thời giúp trẻ vui vẻ hơn, từ đó học tập tốt hơn.

Khuyến khích trẻ đi bộ hoặc đi xe đạp đến trường hoặc tham gia một môn thể thao, hoạt động clb nào đó ở trường.

Khi ở nhà, gần trước khi vào ngồi học, bố mẹ nên cho trẻ ngồi hoặc nằm xuống hít thở sâu vài phút. Cách này sẽ giúp làm dịu thần kinh, thư giãn và tạo tâm thế sẵn sàng, chuẩn bị tập trung học.

Tuyệt đối không cho trẻ chơi điện tử trước khi học bởi nó sẽ làm bé bị phân tâm trong suốt giờ học mặc dù trong giờ học không chơi điện tử nữa.

Mọi phương pháp dạy con cách tập trung đều không thể bỏ qua bước khởi động quan trọng này.

Bước 2 : Tạo không gian yên tĩnh.

Tại nhà, bạn nên tạo một góc học tập cho bé, bao gồm bàn ghế và giá sách vở, vv…Không cần trang trí quá nhiều chi tiết, sẽ càng làm bé mất tập trung hơn.

Nên xếp mọi thứ gọn gàng, vào đúng vị trí và sạch sẽ, miễn là tạo được sự thoải mái cho bé là được.

Tránh ồn ào và những thứ dễ gây mất tập trung như máy tính, ti vi, điện thoại, máy chơi điện tử,…Tắt hết chúng đi và không để bé nhìn thấy chúng trong khi học.

Một số trẻ đặc biệt lại thích nghe nhạc khi học, nó khiến trẻ tập trung hơn. Bạn có thể áp dụng thử, nếu không thấy có hiệu quả hoặc càng làm con mình mất tập trung hơn thì dừng luôn.

Dạy con cách tập trung hiệu quả thì trẻ cần phải có trải nghiệm, cần phải được rèn luyện từ từ.

Bước 3 : Chia nhỏ nhiệm vụ học tập.

Không chỉ trẻ em mà người lớn cũng vậy, khi thấy khối lượng nhiệm vụ phải thực hiện quá lớn, quá nhiều thì sẽ cảm thấy choáng ngợp, nản không làm và ức chế sự tập trung, ý chí.

Chính vì thế bố mẹ nên giúp con chia nhỏ các nhiệm vụ phải làm, ước lượng khoảng thời gian thực hiện, thời điểm thực hiện,vv…

Ngoài ra, cũng cần dựa vào khả năng của con mình để xác định lượng nhiệm vụ phải làm. Với một núi bài tập phải làm mỗi ngày chắc chắc rằng con sẽ có thể không làm hết một lúc hoặc làm không nổi.

Bước 4 : Kết hợp đồng hồ và tính giờ.

Đặt một số đồng hồ tại trong nhà và tại bàn học của bé. Nó sẽ giúp bé ý thức về thời gian hơn để từ đó quản lý thời gian tốt hơn.

Hãy nói cho con bạn phải làm bài tập trong bao lâu, khi nào cần ngồi học, bao giờ thì được nghỉ,…

Ví dụ : mỗi giờ học thì 15 phút học toán, 10 phút tập đọc, 10 phút tập viết,…

Khuyến khích trẻ hoàn thành xong nhiệm vụ trong thời gian đã định. Nếu cần, bạn có thể dùng bộ đếm giờ.

cách tập trung này ban đầu sẽ hơi khó khăn và cũng chỉ thích hợp với một số hoạt động mà thôi.

Bước 5 : Nghỉ ngơi.

Khả năng tập trung của trẻ em không cao bằng so với người lớn, trẻ cần phải được nghỉ giải lao nhiều hơn, điều này giúp tăng cường sự tập trung và giữ sự hứng thú trong suốt buổi học.

Thường thì trẻ tiểu học nên nghỉ ngơi khoảng 5 phút sau 20 phút học, thanh thiếu niên thì có thể học 30-50 phút liên tục. Khi nghỉ giải lao, nên cho trẻ đi lại, ăn hoặc uống nhẹ.

Tránh những hoạt động thể chất quá mức như chạy bộ, cũng tránh những hoạt động quá lôi cuốn như điện tử. Tránh ăn no, dễ gây buồn ngủ.

Bước 6 : Hỗ trợ.

Trong lúc làm bài tập, bố mẹ có thể giúp con để bé làm nhanh hơn và hiểu bài hơn. Nếu trẻ đang tập viết thì có thể nắn tay cho con. Nếu trẻ đang tập đọc, khuyến khích trẻ đọc to hơn.

Khi trẻ đang mơ màng, kém tập trung; bố mẹ có thể vỗ nhẹ tay một cách để thu hút sự chú ý và cũng là tín hiệu ngầm nhắc bé phải quay trở lại học.

Đây là cách dạy con cách tập trung rất đơn giản, chỉ cần tránh không vỗ tay quá mạnh hoặc rung chuông, bởi vì sẽ làm bé sợ hãi.

Bước 7 : Thiết lập thói quen.

Tạo một thói quen tốt không phải dễ dàng, bố mẹ cần phải thiết lập từ từ cho con. Để giúp con tập trung hơn, nên tạo một bảng biểu/lịch trình hàng ngày, bao gồm những hoạt động, mục tiêu,…

Nó giúp trẻ hình dung rõ hơn việc cần làm, từ đó kích thích sự chủ động, mong đợi, quản lý thời gian, tập trung vào nhiệm vụ hơn,vv…

Một vài lời khuyên dành cho bố mẹ

Một đứa trẻ 4-5 tuổi có thể duy trì sự chú ý, tập trung trong khoảng 20 phút. Cố gắng không ép trẻ tập trung lâu hơn, nó càng gây ra sự ức chế, hoạt động sẽ kém hiệu quả hơn.

Cho trẻ đọc những cuốn sách có nội dung đơn giản, dễ hiểu, dễ đọc và gây hứng thú cho bé. Đọc sách có vô số tác dụng, một trong số đó là giúp trẻ tập trung chú ý hơn.

Cho trẻ chơi một số trò chơi rèn luyện sự tập trung như giải đố, giải ô chữ,…

Đảm bảo bé được ăn uống đầy đủ trước khi học, bởi đói khát sẽ làm bé bị phân tâm và mệt mỏi. Nhưng tránh không ăn quá no, càng dễ gây buồn ngủ.

Cho trẻ ăn những thực phẩm lành mạnh, ngủ đủ giấc và đúng giờ. Điều này sẽ làm cơ thể khỏe mạnh, nâng cao sự tập trung và ghi nhớ thông tin.

Khuyến khích trẻ có những thói quen lành mạnh như : không bỏ bữa sáng; tránh cho trẻ chơi điện tử nhiều, xem ti vi nhiều; khuyến khích trẻ chơi hoạt động thể chất ngoài trời,…

Tôn trọng cá tính mỗi đứa trẻ : có trẻ thích ở một mình khi học, có thích học với bạn, có trẻ thích im lặng có trẻ lại thích nghe nhạc,…Bạn có thể đồng ý miễn sao trẻ tập trung học tập tốt.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *