Trẻ sốt mọc răng nên uống thuốc gì và uống như thế nào?
rẻ sốt mọc răng uống thuốc gì và uống như thế nào? đó là một thắc mắc khá phổ biến của nhiều cha mẹ khi có con đang trong giai đoạn mọc răng. Để giúp bạn giải đáp được điều này, mình xin chia sẻ một vài thông tin vô cùng bổ ích sau đây.
1. Nguyên nhân trẻ sốt mọc răng.
Việc mọc răng thường xuất hiện từ tháng thứ 6 (có trẻ mọc muộn, có trẻ mọc sớm hơn) và cho đến khi được 30 tháng tuổi, các bé sẽ gần như có bộ răng sữa đầy đủ.
Hầu hết trẻ sơ sinh khi mọc răng đều trở nên cáu kỉnh, khó chịu do răng mọc chồi lên làm nướu bị đau và ngứa ngáy.
Một số trẻ bị sốt, một số thì không, điều này chứng tỏ không phải mọc răng gây sốt.
Thực chất là vì, khi mọc răng, răng lợi ngứa ngáy và đau nhức nên em bé thường cho tay hoặc bất kì vật gì đó vào miệng để làm dịu nó.
Từ đó tạo nhiều cơ hội để vi khuẩn, virus xâm nhập và tấn công cơ thể em bé. Khi có những sinh vật lạ, cơ thể sẽ tự động tăng thân nhiệt để tiêu diệt chúng – một cơ chế tự vệ; kết quả là gây ra sốt.
Hầu hết các cơn sốt trong quá trình mọc răng đều là nhẹ, chỉ kéo dài trong vài ngày và không cần phải điều trị y tế gì cả.
2. Chăm sóc trẻ sốt mọc răng.
Sốt về cơ bản là tốt, nhưng đối với trẻ sơ sinh có thể gây ra rất nhiều phiền toái, bao gồm : chán ăn, mệt mỏi, khó ngủ, sụt cân,…. Đặc biệt là nếu trẻ bị sốt cao, kéo dài dai dẳng.
Để giảm bớt các cơn khó chịu khi mọc răng đồng thời giúp em bé nhanh hết sốt, bố mẹ nên áp dụng một số mẹo đơn giản sau đây :
Lau mát cơ thể bằng một chiếc khăn ẩm.
Cho em bé mặc quần áo mỏng, rộng rãi.
Thay quần áo nếu mồ hôi chảy ra ướt đẫm.
Sốt làm tăng nguy cơ bị mất nước do đó phải cho bé bú sữa hoặc uống nước trái cây pha loãng nhiều hơn.
Cho trẻ ngậm hoặc nhai một vật gì đó mát mát như khăn tay ẩm, vòng cao su,…để xoa dịu nướu. Đảm bảo những vật đó phải sạch sẽ và an toàn.
Để trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn.
Chú ý lau nước dãi của em bé thường xuyên để tránh phát ban, nổi mụn ở da.
3. Trẻ sốt mọc răng uống thuốc gì và uống như thế nào?
Các chuyên gia khuyến cáo, với những trẻ sốt mọc răng nhẹ thì không nên uống thuốc giảm sốt hoặc giảm đau.
Bởi vì nó sẽ ngăn cản hoạt động của hệ miễn dịch thực hiện nhiệm vụ của nó; làm giảm khả năng tự chống lại bệnh tật của cơ thể; thậm chí nếu sử dụng thuốc không đúng sẽ gây ra nhiều biến chứng
Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh, sốt cao có thể gây co giật hoặc tổn thương não (ít gặp), về lâu về dài cũng sẽ có khiến em bé sụt cân, chậm lớn; ảnh hưởng xấu đến sự phát triển.
Do đó, với những trẻ dưới 3 tháng tuổi sốt trên 38 độ C và trẻ từ 3-6 tháng tuổi sốt cao trên 38,9 độ C đo ở trực tràng thì bạn nên gọi điện cho bác sĩ để xin sự trợ giúp.
Nếu trẻ trên 6 tháng tuổi sốt trên 39 độ C, bạn có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt. Trẻ sốt mọc răng uống thuốc gì?
Acetaminophen (Tylenol), cứ cách 4-6 giờ uống 1 liều.
Hoặc Ibuprofen (Advil, Motrin), cứ cách 6-8 giờ uống 1 liều.
(Lưu ý : đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của mỗi loại thuốc ghi trên bao bì mà bạn mua).
Tuyệt đối không dùng aspirin cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi vì sẽ làm tăng nguy cơ bị hội chứng Reye – gây nguy hiểm đến tính mạng.
Tránh xa các loại thuốc chứa belladonna và gel bôi chứa benzocaine; mặc dù chúng giảm đau nhức hiệu quả nhưng chúng cũng có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm với trẻ em.
Hi vọng rằng, với những thông tin trên, bạn đã biết được “Trẻ sốt mọc răng uống thuốc gì và uống như thế nào thì tốt”, để từ đó có cách chăm sóc em bé phù hợp nhất.
Leave a Reply