Báo động về chứng biếng ăn ở trẻ em Việt Nam
Không nên dọa nạt, đánh mắng, ép trẻ ăn khi trẻ đã khóc to, van xin. Tất cả những điều đó sẽ khiến trẻ cảm thấy sợ hãi thậm chí là ám ảnh với việc ăn uống. Thay vì đó hãy nhẹ nhàng dỗ ngon ngọt, chơi cùng trẻ, trò chuyện với trẻ để trẻ ăn được nhiều.
1. Tình trạng biếng ăn của trẻ hiện nay
Trước tiên ta cần nắm rõ biếng ăn là gì? Thế nào là trẻ biếng ăn để xác định xem bé nhà mình có trong tình trạng biếng ăn hay không? Theo các chuyên gia thì biếng ăn là tình trạng bé không chịu ăn đủ số lượng thức ăn cần thiết. Biếng ăn được biểu hiện ra làm 5 loại nhỏ sau đây:
Trẻ không cảm thấy “thèm ăn”: những trẻ biếng ăn loại 1 này chủ yếu là do ham chơi, ăn vội ăn vàng để chơi, thậm chí chỉ ăn 1 2 miếng, không chú ý đến việc ăn uống. Một nguyên nhân khác khiến trẻ không thèm ăn là do vị giác trẻ gặp vấn đề, chủ yếu là do thiếu kẽm và selen.
Trẻ có ác cảm với thức ăn: những trẻ biếng ăn ở loại 2 này thì chỉ có ác cảm với một số loại thức ăn và cảm thấy cực kì khó chịu khi bị cha mẹ ép ăn những loại thức ăn đó.
Trẻ có bệnh: những trẻ mắc chứng biếng ăn bệnh lý thường hay gặp phải vấn đề về răng miệng hoặc hệ tiêu hóa. Chính những bệnh đó khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, có cảm giác đau khi ăn, cơ thể uể oải và không ngon miệng.
Trẻ mắc chứng “sợ ăn”: có rất nhiều trẻ do từ nhỏ đã bị dọa nạt hoặc từng có ấn tượng kinh khủng nào đó trong lúc ăn như: ăn phải côn trùng, bị nghẹn,…Những trẻ này sau đó thường rất sợ ăn, co rúm người, quấy khóc, mím chặt miệng không chịu ăn.
Trẻ thờ ơ với thức ăn: những trẻ mắc chứng biếng ăn loại 5 này sẽ hoàn toàn vô cảm với thức ăn, trẻ sẽ thờ ơ, không bao giờ đòi ăn gì, cũng không bao giờ ra hiệu với người cho ăn.
Ở Việt Nam con số trẻ em mắc những loại biếng ăn như trên đã lên tới 40% – 50%. Không chỉ vậy mà con số này lại có xu hướng đang ngày càng gia tăng. Đây quả là một tình trạng rất đáng lo ngại và cần được quan tâm sâu sắc.
2. Cách khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ:
Có một nguyên tắc mà các bậc cha mẹ vẫn hay truyền miệng nhau theo một cách nói rất dân dã đó chính là “mackeno” hay “mặc kệ nó”. Không phải mặc kệ không cho trẻ ăn mà là chỉ cho trẻ ăn lượng bao nhiều trẻ muốn. Cũng giống như người lớn chúng ta, giống như chiếc xe máy đã hết xăng hay bếp gas hết gas vậy. Khi nó thiếu hụt ắt sẽ phải có nhu cầu bổ sung. Cũng như khi trẻ đói ắt sẽ có nhu cầu ăn uống.
Không nên dọa nạt, đánh mắng, ép trẻ ăn khi trẻ đã khóc to, van xin. Tất cả những điều đó sẽ khiến trẻ cảm thấy sợ hãi thậm chí là ám ảnh với việc ăn uống. Thay vì đó hãy nhẹ nhàng dỗ ngon ngọt, chơi cùng trẻ, trò chuyện với trẻ để trẻ ăn được nhiều.
Điều cần thiết chính là xây dựng một thực đơn thật đa dạng, thật hấp dẫn cho bé. Các mẹ có thể tham khảo từ các mẹ khác hoặc đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để bố trí một tuần vừa khoa học vừa hấp dẫn với trẻ.
Hãy để cho trẻ ngồi cùng ăn với gia đình để thấy được không khí ăn uống. Không chỉ vậy mà hãy để trẻ tự xúc. Khi đó trẻ sẽ ăn nghiêm túc hơn, ý thức ăn tốt hơn.
Một cách khắc phục nữa chính là để trẻ cùng vào bếp. Hãy phong cho bé làm bếp phó chẳng hạn để bé thấy mình thật giỏi, các món ăn thật thú vị.
Leave a Reply