Kinh nghiệm của bà mẹ có con chậm nói

Con chậm nói khiến mẹ lo lắng đến “phát điên”. Tuy nhiên mẹ không nên lo lắng quá nhé. Một số kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp mẹ giải tỏa được nỗi lo lắng khi con mình mãi vẫn không chịu nói đấy.

Một số mốc quan trọng trong phát triển ngôn ngữ của trẻ trong 5 năm đầu.
Theo Viện nghiên cứu trẻ em, các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ là như sau:


– Cuối năm thứ hai, bé có thể nói được 2 đến 3 từ. Giai đoạn này bé có thể làm theo những chỉ dẫn của bố mẹ hoặc lặp lại một số từ trong cuộc hội thoại hàng ngày.
– Cuối năm thứ ba, bé dần hiểu được những chỉ dẫn từ 2 đến 3 bước. Ngoài ra có thể hiểu và nhận dạng được những vật dụng quen thuộc và bình thường mà trẻ hay thấy. Bé cũng đã hiểu hết được những gì mà người khác nói với bé. Bố mẹ đã hiểu được những gì bé nói.
– Cuối năm thứ tư, trẻ có thể hỏi những câu hỏi về những thắc mắc của bé như tại sao, làm thế nào…, bé đã hiểu được sự giống nhau, khác nhau. Giai đoạn này con có thể đã nói rõ nhưng vẫn còn phát âm sai một số từ, một số âm. Tuy nhiên điều này không đáng lo ngại.
– Lên 5 tuổi, khả năng ngôn ngữ của bé đã tốt hơn rất nhiều, bé có khả năng kể lại một câu chuyện bằng ngôn ngữ của mình, và sử dụng nhiều hơn 5 từ trong 1 câu.

Một số dấu hiệu mẹ hay gặp nhất cho thấy con chậm nói
– Khi mẹ gọi tên bé, bé không quay đầu lại. Đây là một trong những biểu hiện của hiện tượng thần kinh kém phát triển vậy nên bé không hiểu được người khác đang gọi mình.
– Bé không lo lắng hay sợ hãi khi gặp người lạ: đây không phải là bé hòa đồng mà là do bé không phân biệt được người lạ, người quen.
– Bé không hề bắt chước bất kì một hành động nào của bố mẹ hay người khác. Biểu hiện này cho thấy khả năng tập trung, học hỏi của bé kém. Nếu không để ý và nếu không dạy thì sẽ chẳng bao giờ bé biết làm.
– Thông thường bé rất thích xem quảng cáo. Rất nhiều bé cứ có quảng cáo là ngỗi xem say sưa, không để ý đến xung quanh. Thực ra nếu bé quá chú tâm vào quảng cáo như thế, mẹ nên lưu ý. Việc bé quá say mê quảng cáo khiến bé dễ dàng chìm đắm vào thế giới ảo. Vì vậy trẻ dễ bị chán những hình ảnh đời thực.
– Trẻ thường hay ăn vạ, kêu khóc inh ỏi khi đòi một cái gì đó. Biểu hiện này của trẻ cho thấy bé không có ngôn ngữ hoặc không biết sử dụng ngôn ngữ, bé không biết cách nào hơn để thể hiện ý muốn của mình

Một số kinh nghiệm chăm sóc con chậm biết nói của mẹ

– Mẹ nên khuyến khích con dùng từ để thể hiện mong muốn
Khi con muốn làm điều gì, mẹ hãy khuyến khích bé thể hiện bằng ngôn ngữ. Ví dụ khi bé giơ tay muốn bế, mẹ kiên nhẫn đợi đến khi con nói ra được thì mới bế con. Khi trẻ cần cha mẹ giúp đỡ, cha mẹ không nên quá nhiệt tình đáp ứng nhu cầu của con, mà nên khuyến khích trẻ em sử dụng ngôn ngữ để thể hiện mong muốn của họ. Hãy để trẻ cảm thấy sức mạnh của ngôn ngữ.
– Chú ý đến tính chính xác của phát âm và từ
Trong khi nói chuyện với trẻ, mẹ nên cố gắng sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn, không nói ngọng, nhả nhớt, nhại lời con trẻ. Đồng thời, lời nói cũng phải chậm và rõ.
– Mẹ nên đơn giản hóa ngôn
Trong gia đình có rất đông người, mỗi người một cách thể hiện ngôn ngữ khác nhau. Điều này sẽ khiến trẻ rất khó hiểu được những gì mọi người nói, từ đó dẫn đến hiện tượng chậm nói. Vậy nên mẹ nên cố gắng thống nhất ngôn ngữ mọi người trong khi nói chuyện với bé để bé dễ hiểu hơn.
-Kiên trì nói chuyện và chơi đùa cùng con
Không phải mẹ nào cũng có đủ thời gian để vui đùa, nói chuyện cùng con. Tuy nhiên nếu như mẹ không muốn con chậm nói thì nên dành thời gian trong ngày để làm điều này. Sẽ rất hiệu quả đấy, hơn nữa việc làm này còn giúp củng cố và làm sâu sắc hơn tình mẹ con.
Quan trọng hơn cả là mẹ nên dùng thời gian cho con nhé. Tình cảm mẹ con, sự ân cần chăm sóc của mẹ sẽ giúp bé phát triển ngôn ngữ hơn rất nhiều đấy mẹ nhé.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *